Phát hiện tê giác to bằng 6 con voi
Những phát hiện được nêu trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sinh học Truyền thông.
Năm 2015, các chuyên gia Trung Quốc và Mỹ đã tìm thấy một xương tê giác lớn bằng 6 con voi ở tỉnh Cam Túc.
Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích các mẫu hóa thạch, các chuyên gia kết luận rằng bộ xương được tìm thấy là của một hậu duệ khổng lồ của loài tê giác, sống trên Trái đất cách đây 26 triệu năm.
Hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc. (Bộ sưu tập Khoa học Trung Quốc)
Thông thường, các hóa thạch bị vỡ thành nhiều mảnh, các nhà khoa học lưu ý, nhưng lần này họ tìm thấy một hộp sọ nguyên vẹn không bị hư hại.
Con tê giác này là đại diện của loài Paraceratherium linxiaense (thuộc chi Tê giác không sừng), nặng gần 24 tấn, cao 7 m, dài gần 8 m.
Bề ngoài con vật giống một con heo vòi khổng lồ có lông. Nó ăn các loại cây thân mềm, cây bụi và lá.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng loài tê giác này có quan hệ họ hàng với loài tê giác khổng lồ từng sinh sống ở Pakistan. Điều đó cho thấy nó đã đi qua khu vực Tây Tạng và tiểu lục địa Ấn Độ-Pakistan, nơi các mẫu tê giác khổng lồ khác được phát hiện.
Theo các chuyên gia, phát hiện mới có ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp xác định quá trình hình thành của cao nguyên Tây Tạng – cao nguyên cao nhất và lớn nhất thế giới.
.
Nguồn: https://vtc.vn/phat-hien-te-giac-to-bang-6-con-voi-ar619810.html