Phương pháp trồng răng tiên tiến, niềm hy vọng cho người bị mất răng toàn hàm
|
Để hiểu rõ hơn về hậu quả của việc mất răng và các phương pháp phục hình, hãy cùng trao đổi với TS-BS Trần Hùng Lâm, Chuyên gia Nha khoa Elite:
Xin bác sĩ cho tôi biết những nguyên nhân nào gây ra tình trạng mất răng?
TS.BS Trần Hùng Lâm: Nguyên nhân chính của tình trạng này xuất phát từ các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu. Nếu để lâu không chữa trị, lâu dần các bệnh lý này sẽ dẫn đến tình trạng mất răng.
Ngoài ra, các nguyên nhân phổ biến khác có thể kể đến như tuổi tác, chấn thương, thói quen nghiến răng khi ngủ …
Mất răng có để lại biến chứng gì ảnh hưởng đến cơ thể không?
Mất răng, đặc biệt là nhiều răng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt, cụ thể:
Khi bị mất răng, chức năng ăn nhai bị suy yếu nên về lâu dài sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như đau dạ dày, đau hàm….
● Mất răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi giao tiếp, nhất là khi bị mất răng ở vùng răng cửa. Ngoài ra, mất nhiều răng còn có thể dẫn đến tiêu xương hàm, khiến má hóp, da chùng, miệng khấp khểnh.
Trường hợp người bị mất nhiều răng hoặc mất gần hết răng thì sẽ thực hiện trồng răng tương ứng với số răng đã mất.
Hiện nay, đối với những bệnh nhân bị mất toàn bộ răng, mất nhiều hoặc sắp mất toàn bộ răng sẽ được điều trị bằng phương pháp phục hình răng toàn hàm ProArch. Đây là kỹ thuật phục hình mất răng toàn bộ với ý tưởng đặt 4/6/8 trụ Implant vào xương hàm theo hướng thuận lợi, giúp nâng đỡ cầu răng cố định bên trên, thay thế cho răng đã mất.
Răng Implant sau khi hoàn thành mang nhiều ưu điểm vượt trội: phục hồi chức năng ăn nhai lên đến hơn 90%, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, cố định, chắc chắn, dễ vệ sinh.
\N
|
Phương pháp Implant ProArch cho bệnh nhân mất toàn hàm có hiệu quả và an toàn không?
Trong triết lý điều trị của phương pháp ProArch, các trụ Implant được liên kết chặt chẽ với nhau thông qua thanh hoặc khung kim loại chắc chắn. Từ đó, các trụ Implant rời rạc mà tạo thành một khối trên diện tích chịu lực lớn. Người mất răng toàn hàm cũng có cơ cắn yếu hơn so với người bệnh mọc răng đơn lẻ nên kỹ thuật này tạo nền tảng vững chắc nâng đỡ toàn bộ cầu răng cố định gồm 10 – 14 răng trong mỗi hàm.
|
Trường hợp của chị H. (1958) thực hiện phục hình toàn hàm bằng kỹ thuật ProArch Implant tại Elite năm 2016. Sau hơn 5 năm, kết quả điều trị của chị vẫn được duy trì, chất lượng cuộc sống vẫn tốt. Cuộc sống của chị H đã khá lên rất nhiều vì chị ăn ngon hơn, tự tin hơn khi tìm lại được nụ cười như ý. |
Khi điều trị răng toàn hàm bằng kỹ thuật ProArch, ngoài kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ trực tiếp điều trị thì còn yếu tố nào giúp tăng tỷ lệ thành công và giảm thiểu rủi ro trong quá trình điều trị?
Ngày nay, khoa học phát triển đã mang đến rất nhiều thiết bị công nghệ hỗ trợ điều trị nha khoa nói chung và Implant nói riêng nhằm tăng tỷ lệ thành công, giảm thiểu rủi ro, đau đớn cho khách hàng. Có thể kể đến như máy ly tâm tạo màng PRP giúp đẩy nhanh quá trình lành thương, máy nâng đỡ Implant, máy Piezotome giảm chấn thương khi phẫu thuật…
Đặc biệt, để rút ngắn thời gian điều trị, chúng tôi áp dụng quy trình kỹ thuật số trong các bước điều trị. Ngay sau khi phẫu thuật cấy ghép implant, bệnh nhân sẽ được chụp răng bằng công nghệ 3D Primescan Scan để có răng tạm ngay trong ngày để đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
Cuối cùng, bác sĩ cần quan tâm đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân trước khi điều trị để có phương án điều trị hợp lý, hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra. Từ đó giúp quá trình cấy ghép và điều trị diễn ra thoải mái và an toàn.
Năm 2016, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hùng Lâm cùng với Giáo sư Michel Dard – Giám đốc Nghiên cứu Y khoa Toàn cầu Tập đoàn Straumann, Thụy Sĩ; Giảng viên Đại học Columbia, New York, Mỹ thực hiện nghiên cứu “Theo dõi và ứng dụng kỹ thuật ProArch trên bệnh nhân mất răng toàn bộ”. Nghiên cứu được thực hiện trên 20 bệnh nhân từ 40 – 79 tuổi, được cấy 94 Implant và theo dõi trong 2 năm.
Nhờ đó, tỷ lệ cấy ghép implant thành công đạt 99,8%, cùng với đó 100% bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều hài lòng với răng trên Implant.
Xem chi tiết nghiên cứu NƠI ĐÂY